Nếu bạn mới tham gia giao dịch ngoại hối và cần có thông tin chi tiết về các thuật ngữ và định nghĩa, bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến
- Ngoại hối là gì?
-
Những thuật ngữ bạn cần biết
- Cặp tiền tệ, Cặp tiền tệ chéo, Đồng tiền cơ sở và Đồng tiền định giá
- Giá mua và Giá bán
- Chênh lệch
- Lô và Khối lượng hợp đồng
- Điểm cơ bản, Điểm, Kích thước điểm cơ bản và Giá trị điểm cơ bản
- Đòn bẩy và Ký quỹ
- Số dư, Vốn luân chuyển và Tiền ký quỹ khả dụng
- Lợi nhuận và Thua lỗ
- Mức ký quỹ, Cảnh báo mức tiền ký quỹ và Ngưng giao dịch
Ngoại hối là gì?
Forex (hay ngoại hối) đề cập đến quá trình trao đổi tiền tệ của một quốc gia với một loại tiền tệ khác. Thị trường ngoại hối là một ngành cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tập trung vào quá trình này.
Khi giá trị của tiền tệ biến động, các sản phẩm này có thể tạo ra lợi nhuận (hoặc gây thua lỗ) cho những người tham gia thị trường ngoại hối với các nhà môi giới cung cấp dịch vụ cho phép điều này.
Thị trường ngoại hối đưa ra một loạt các công cụ để giao dịch - chẳng hạn như hàng hóa, chỉ số, cổ phiếu và tiền kỹ thuật số. Exness cung cấp các sản phẩm Hợp đồng chênh lệch (CFD) thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị của một công cụ tại thời điểm mở lệnh giao dịch và giá trị của công cụ đó tại thời điểm đóng lệnh giao dịch - đây là điểm tính lợi nhuận và thua lỗ.
Những thuật ngữ bạn cần biết
Dưới đây là danh sách thuật ngữ đầy đủ kèm theo phần giải thích đơn giản và ví dụ minh họa để giúp bạn hiểu rõ về cách thức giao dịch.
Cặp tiền tệ, Cặp tiền tệ chéo, Đồng tiền cơ sở và Đồng tiền định giá
Cặp tiền tệ |
Hai loại tiền tệ của hai quốc gia kết hợp với nhau để giao dịch trên thị trường ngoại hối (forex). Ví dụ: EURUSD, NZDCAD |
Cặp tiền tệ chéo |
Cặp tiền tệ không có USD. Ví dụ: EURGBP, NZDCHF |
Tiền tệ cơ sở |
Loại tiền tệ đứng trước trong một cặp tiền tệ được gọi là đồng tiền cơ sở. Ví dụ: EUR là đồng tiền cơ sở trong cặp tiền tệ EURUSD. |
Đồng tiền định giá |
Loại tiền tệ đứng sau trong một cặp tiền tệ được gọi là đồng tiền định giá. Ví dụ: USD là đồng tiền định giá trong cặp tiền tệ EURUSD. |
Giá mua và Giá bán
Giá mua |
Giá mà nhà môi giới sẵn sàng mua đồng tiền cơ sở trong một cặp tiền tệ. Đây cũng là giá mà khách hàng bán đồng tiền cơ sở trong một cặp tiền tệ. |
Giá bán |
Giá của đồng tiền cơ sở trong một cặp tiền tệ mà nhà môi giới sẵn sàng bán cho khách hàng. Đây cũng là giá mà khách hàng mua đồng tiền cơ sở trong một cặp tiền tệ. |
Lưu ý:
Các lệnh mua được mở ở mức Giá bán và đóng ở mức Giá mua.
Các lệnh bán được mở ở mức Giá mua và đóng ở mức Giá bán.
Chênh lệch
Chênh lệch là thước đo mức độ khác biệt giữa giá mua và giá bán của một công cụ giao dịch nhất định. Giá trị chênh lệch được tính bằng điểm (point). Cả hai loại chênh lệch thả nổi và ổn định được áp dụng với nhiều loại tài khoản khác nhau của Exness.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về thuật ngữ này tại đây.
Lô và Khối lượng hợp đồng
Lô |
Lô là kích thước đơn vị tiêu chuẩn của một giao dịch. Thông thường thì một lô tiêu chuẩn bằng 100.000 đơn vị đồng tiền cơ sở. |
Khối lượng hợp đồng |
Đây là giá trị cố định biểu thị cho số lượng đồng tiền cơ sở trong 1 lô. Với hầu hết các công cụ trong ngoại hối, khối lượng này cố định ở mức 100.000. |
Điểm cơ bản, Điểm, Kích thước điểm cơ bản và Giá trị điểm cơ bản
Điểm cơ bản |
Đây là giá trị thay đổi giá (số thập phân thứ tư đối với hầu hết các công cụ ngoại hối) Ví dụ, giá thay đổi từ 1.35422 thành 1.35432 là 1 điểm cơ bản. |
Điểm |
Đây là giá trị thay đổi giá tối thiểu (số thập phân thứ năm đối với hầu hết các công cụ ngoại hối). Ví dụ, giá thay đổi từ 1.35432 thành 1.35433 là 1 điểm. 1 điểm cơ bản = 10 điểm |
Kích thước điểm cơ bản |
Giá trị này cho biết vị trí của điểm cơ bản trong giá. Đối với hầu hết các công cụ, giá trị đó là 0.0001 vì điểm cơ bản nằm ở vị trí số thập phân thứ tư. |
Giá trị điểm cơ bản |
Giá trị điểm cơ bản giúp xác định giá trị của 1 điểm cơ bản. Bằng cách đó, chúng ta có thể tính lợi nhuận hoặc thua lỗ của khách hàng nếu giá thay đổi một điểm cơ bản. Giá trị điểm cơ bản = Kích thước điểm cơ bản x Khối lượng hợp đồng x Số lô |
Đòn bẩy và Ký quỹ
Đòn bẩy |
Đây là tỷ lệ giữa vốn luân chuyển và vốn vay. Exness hỗ trợ mức đòn bẩy lên đến 1:Không giới hạn đối với một số công cụ giao dịch trên tất cả tài khoản. |
Ký quỹ |
Đây là số tiền tính theo đồng tiền của tài khoản được nhà môi giới giữ để duy trì một lệnh mở. |
Lưu ý: Đòn bẩy càng cao thì tiền ký quỹ càng ít.
Bạn có thể đọc thêm về mối quan hệ giữa đòn bẩy và ký quỹ tại đây.
Số dư, Vốn luân chuyển và Tiền ký quỹ khả dụng
Số dư |
Tổng kết quả tài chính của tất cả các giao dịch đã hoàn tất và hoạt động nạp tiền/rút tiền trên một tài khoản. Đây có thể là số tiền bạn có trước khi mở bất kỳ lệnh nào hoặc sau khi bạn đóng tất cả các lệnh. Số dư của một tài khoản sẽ không thay đổi khi các giao dịch đang mở. |
Vốn luân chuyển |
Vốn luân chuyển = Số dư +/- Lợi nhuận/Thua lỗ |
Tiền Ký Quỹ Khả Dụng |
Tiền ký quỹ khả dụng = Vốn luân chuyển - Tiền ký quỹ Đây là số tiền còn lại trong tài khoản sau khi tiền ký quỹ được giữ lại. |
Lợi nhuận và Thua lỗ
Lợi nhuận và Thua lỗ (Profit/Loss) được tính bằng sự chênh lệch giữa giá đóng và giá mở của một lệnh.
Lợi nhuận/Thua lỗ = Chênh lệch giữa giá đóng cửa và giá mở cửa x Giá trị điểm cơ bản
Lưu ý:
- Lệnh mua sẽ có lời khi giá tăng lên còn lệnh bán sẽ có lời khi giá giảm xuống.
- Lệnh mua sẽ thua lỗ khi giá giảm xuống còn lệnh bán sẽ thua lỗ khi giá tăng lên.
Mức ký quỹ, Cảnh báo mức tiền ký quỹ và Ngưng giao dịch
Mức ký quỹ |
Tỷ lệ giữa Vốn luân chuyển so với Ký quỹ, được tính theo tỷ lệ phần trăm. Mức ký quỹ = (Vốn luân chuyển / Tiền ký quỹ) x 100% |
Cảnh báo mức tiền ký quỹ |
Đây là thông báo được gửi tới thiết bị giao dịch đầu cuối, thông báo cần nạp tiền hoặc đóng một vài lệnh giao dịch để tránh trường hợp Ngưng giao dịch. Thông báo này được gửi một khi Mức ký quỹ chạm mức Cảnh báo mức tiền ký quỹ mà nhà môi giới đặt ra cho tài khoản cụ thể đó. |
Ngưng giao dịch |
Ngưng giao dịch là chức năng tự động đóng lệnh giao dịch khi Mức ký quỹ chạm mức Ngưng giao dịch mà nhà môi giới đặt ra cho tài khoản. |
Để tìm hiểu về các mức Cảnh báo mức tiền ký quỹ và Ngưng giao dịch đối với các loại tài khoản khác nhau, bạn có thể tham khảo bài viết này.